1a 1 1

ĐỘT TỬ TIM Ở VẬN ĐỘNG VIÊN – Hội Y Học Thể Thao

1. Đại cương

Gần đây, các trang truyền thông liên tục đưa tin về các trường hợp vận động viên (VĐV) đột ngột ngã quỵ xuống khi đang tham gia các môn thể thao như chạy marathon, đá banh,… mặc dù trước đó hoàn toàn bình thường. Vậy tình trạng này là gì, nguyên nhân và cách phòng tránh như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bên dưới.

1.1 Định nghĩa

Tình trạng nêu trên được gọi là đột tử tim (SCD: sudden cardiac death) – là tình trạng đột ngột ngưng tim không thể dự đoán trước được, và có thể tử vong vài phút sau đó nếu không được cấp cứu kịp thời. Chúng ta thường hay nhầm lẫn khái niệm này với “đột quỵ” (stroke) – là tình trạng đột ngột gián đoạn sự cung cấp máu cho não.

ĐỘT TỬ TIM Ở VẬN ĐỘNG VIÊN - Hội Y Học Thể Thao

Một nạn nhân bị đột tử tim cần phải hồi sinh tim phổi ngay

ĐỘT TỬ TIM Ở VẬN ĐỘNG VIÊN - Hội Y Học Thể Thao

Đột quỵ có 2 thể là xuất huyết não và nhồi máu não

1.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân thường gặp nhất gây đột tử tim ở nhóm VĐV dưới 35 tuổi chủ yếu là bất thường tim mạch bẩm sinh và/ hoặc di truyền (trong đó, thường gặp nhất là bệnh cơ tim phì đại), còn ở nhóm VĐV từ 35 tuổi trở lên chủ yếu là bệnh mạch vành do xơ vữa.

Vận động viên < 35 tuổi Vận động viên >= 35 tuổi
– Bệnh cơ tim: bênh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim dãn nở, bệnh cơ tim loạn sản thất phải,.. – Bất thường động mạch vành: xuất phát bất thường, cầu cơ mạch vành – Rối loạn nhịp tim: hội chứng Brugada, hội chứng QT dài, hội chứng kích thích sớm,… – Bệnh động mạch vành do xơ vữa
ĐỘT TỬ TIM Ở VẬN ĐỘNG VIÊN - Hội Y Học Thể Thao

Tim của một người bình thường (bên trái) và tim của BN bệnh cơ tim phì đại – cơ tim dày lên đến nỗi làm cản trở dòng máu tim bơm ra ngoài để nuôi cơ thể

ĐỘT TỬ TIM Ở VẬN ĐỘNG VIÊN - Hội Y Học Thể Thao

Mạch máu nuôi tim (mạch vành) của người bình thường (bên phải) và của bệnh nhân bị xơ vữa động mạch (bên trái). Nếu tình trạng xơ vữa đủ nặng sẽ làm giảm lượng máu đến nuôi tế bào cơ tim, gây ra tình trạng tổn thương cơ tim và cả hệ thống dẫn truyền của cơ tim.

1.3 Tần suất

Tần suất đột tử tim ở VĐV rất thấp (# 1-2 trường hợp/100.000 người/năm) so với nhóm dân số chung (# 40-100 trường hợp/100.000 người/năm). Tuy nhiên, khi xảy ra nó sẽ để lại hậu quả to lên gánh nặng kinh tế cũng như tác động tiêu cực đến tâm lý xã hội vì đa số VĐV thường thuộc nhóm người đang trong độ tuổi lao động và có nền tảng thể lực rất tốt.

1.4 Xử trí

Khi gặp VĐV đột tử trên sân thì hồi sinh tim phổi cơ bản (CPR) là phương pháp hiệu quả nhất để cấp cứu nhạn nhân trong khi chờ đợi sự có mặt của nhân viên y tế.

ĐỘT TỬ TIM Ở VẬN ĐỘNG VIÊN - Hội Y Học Thể Thao

Quy trình hồi sinh tim phổi cơ bản của Hội Tim mạch Hoa Kỳ

2. Tầm soát

Chú ý rằng, chỉ có khoảng 18% VĐV là có triệu chứng cảnh báo trước tử vong như:

  • Choáng váng.
  • Khó chịu vùng ngực.
  • Giảm khả năng gắng sức
  • Cảm giác khó tiêu
  • Hồi hộp/ đánh trống ngực, v.v

Vì vậy, việc tầm soát nên được đặc ra ở mọi đối tượng VĐV, đặc biệt là những VĐV tham gia các môn đối kháng (chạy marathon, đạp xe đường dài, cầu lông,…) hay xuất hiện những triệu chứng cảnh báo nêu trên khi vận động.Tuy nhiên, việc tầm soát không giúp loại bỏ hoàn toàn nguy cơ đột tử tim sau này mà nó chỉ giúp chúng ta phát hiện sớm những đối tượng nguy cơ cao để có biện pháp điều trị kịp thời và kết hoạch tập luyện phù hợp.

2.1 Đối với nhóm VĐV < 35 tuổi

Bác sĩ sẽ thăm hỏi về triệu chứng, tiền căn bản thân cũng như gia đình, sau đó là thăm khám lâm sàng kỹ càng và cuối cùng là đo điện tâm đồ 12 chuyển đạo lúc nghỉ để phát hiện ra các triệu chứng gợi ý cũng như các rối loạn nhịp di truyền,… Đặc biệt, đối với nhóm VĐV chuyên nghiệp hay đỉnh cao thì cần làm thêm gắng sức tim mạch hô hấp (CPET: Cardiopulmonary Exercise Testing) nhằm đánh giá một cách đầy đủ nhất về thể lực cũng như trữ lượng gắng sức được tối đa của VĐV.

ĐỘT TỬ TIM Ở VẬN ĐỘNG VIÊN - Hội Y Học Thể Thao

Đo gắng sức tim mạch hô hấp (CPET) nhằm đánh giá đồng thời hệ thống tim mạch và hô hấp trong suốt thời gian bạn vận động gắng sức

2.2. Đối với nhóm VĐV từ 35 tuổi trở lên

Ngoài các bước như trên, tuỳ theo nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa (Các đối tượng có nguy cơ cao bao gồm: béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá,…) và cường độ vận động mà bác sĩ sẽ chỉ định làm các cận lâm sàng bổ sung (điện tâm đồ gắng sức, MSCT mạch vành,…) nhằm đánh giá chức năng cũng như giải phẫu hệ mạch vành.

3. Kết luận

Tóm lại, tất cả những VĐV, đặc biệt là những người tham gia các môn với cường độ nặng hay có tính đối kháng và các đối tượng có triệu chứng cảnh báo khi gắng sức thì nên tầm soát các bệnh lý tim mạch để phát hiện sớm các đối tượng có nguy cơ đột tử tim cao, từ đó bác sĩ cho chúng ta biết chế độ tập luyện và điều trị hợp lý. Và công việc tầm soát này lên lặp lại ít nhất mỗi 2 năm.

Bên cạnh đó, tất cả mọi người cũng phải trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng về hồi sinh tim phổi cơ bản (CPR) để có thể cấp cứu kịp thời nhằm làm giảm nguy cơ tử vong cho nạn nhân trước khi nhân viên y tế có mặt tại hiện trường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!