HỎI ĐÁP BỆNH LÝ SUY TĨNH MẠCH CHÂN MẠN TÍNH – Hội Y Học Thể Thao


Bệnh tĩnh mạch mạn tính của cẳng chân là gì?

Bệnh tĩnh mạch mãn tính ở cẳng chân là một tình trạng bệnh lý phổ biến gây ra bởi sự trục trặc về mặt chức của các tĩnh mạch, chịu trách nhiệm cho việc đưa máu từ chân trở về tim. Đây là bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến 60% dân số trưởng thành. Các tĩnh mạch nông dãn, đó là những đường “gân máu” sần sùi, nằm ở nông và ngoằn ngoèo trên chân, là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh lý này. Tuy nhiên, có các đặc điểm khác có thể là chỉ dấu rằng các tĩnh mạch của chân bạn đang làm việc không tốt. Các bạn có thể gặp các triệu chứng như đau nhức, mỏi chân, chuột rút, tê bì, dị cảm ở chân,…. Triệu chứng của (các) chân bị ảnh hưởng cũng có thể thay đổi theo thời gian. Các tĩnh mạch nông  ngày càng lộ rõ và phồng lên, (các) chân có thể bị sưng lên. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các vùng da ở cẳng chân có thể trở nên sẫm màu hơn và có thể xuất hiệt loét ở cẳng chân, được biết đến với tên gọi loét tĩnh mạch.

HỎI ĐÁP BỆNH LÝ SUY TĨNH MẠCH CHÂN MẠN TÍNH - Hội Y Học Thể Thao

Những tĩnh mạch nào có thể bị ảnh hưởng trong bệnh lý tĩnh mạch mạn tính?

Ở cẳng chân, có các tĩnh mạch nông, nằm giữa da và các cơ và các tĩnh mạch sâu, nằm giữa hoặc bên trong các cơ. Các tĩnh mạch nông là các tĩnh mạch thường dễ bị ảnh hưởng nhất ở những người bị bệnh tĩnh mạch mạn tính. Các tĩnh mạch nông dãn ngoằn ngoèo mà chúng ta nhìn thấy được thường chính là các nhánh hoặc là các nhánh phụ của các tĩnh mạch nông chính ở chân (còn được gọi là các tĩnh mạch hiển). Các tĩnh mạch sâu cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường ít gặp hơn, thường xảy ra sau khi tĩnh mạch sâu bị huyết khối (cục máu đông nằm bên trong tĩnh mạch sâu) trước đó, tình trạng này còn được gọi là hội chứng hậu huyết khối. Các tính mạch nối các tĩnh mạch sâu và các tĩnh mạch nông với nhau được gọi là các tĩnh mạch xuyên. Trên thực tế, bệnh tĩnh mạch mạn tính thường gây ảnh hưởng lên hai hoặc ba hệ tĩnh mạch cùng lúc.

Ngoài các tĩnh mạch có các kích thước lớn đã được đề cập ở trên, bệnh tĩnh mạch mạn tính cũng có thể gây ảnh hưởng đến các tĩnh mạch có kích thước nhỏ nằm ngay dưới da, có thể dễ dàng nhìn thấy được các tĩnh mạch này, và chủ yếu chúng gây ra những mối lo ngại về mặt thẩm mỹ. Những tĩnh mạch này được gọi là tĩnh mạch nông giãn dạng lưới (hay còn được gọi là tĩnh mạch giãn hình sợi chỉ), và có những tĩnh mạch giãn có kích thước rất nhỏ, được gọi là giãn mạch tận (giãn tĩnh mạch hình mạng nhện).

Vì sao lại bị bệnh này?

Các tĩnh mạch của chi dưới mang máu từ bàn chân về tim. Khi bạn đang đứng hoặc đi bộ, điều này phải xảy ra theo chiều chống lại với trọng lực. Do đó, các tĩnh mạch bình thường có thành mạch vững chắc và đặc biệt là cấu trúc van một chiều, đảm bảo cho dòng máu luôn đi một chiều từ chân về tim. Nếu như có một tĩnh mạch nào đó có thành trở nên yếu hơn, tĩnh mạch sẽ sưng phồng lên, có nghĩa là các van tĩnh mạch không thể hoạt động tốt được nữa (“van bị rò rỉ”). Điều này gây ra tình trạng ứ đọng máu ở các phần dưới của chân. Nguyên nhân chính xác của những thay đổi này trong thành tĩnh mạch và van tĩnh mạch thig không được biết chính xác, nhưng có thể có vai trò của yếu tố di truyền.

Một nguyên nhân ít phổ biến hơn của bệnh tĩnh mạch mãn tính đó là  do cục máu đông hình thành bên trong lòng các tĩnh mạch sâu và làm tắc nghẽn các tĩnh mạch sâu, tình trạng này được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Nếu như cục huyết khối tĩnh mạch sâu này không được giải quyết một cách triệt để, điều này sẽ khiến cho máu bị ứ đọng lại ở chân, và tương tự như trên, có thể dẫn đến tình trạng suy các van tĩnh mạch.

HỎI ĐÁP BỆNH LÝ SUY TĨNH MẠCH CHÂN MẠN TÍNH - Hội Y Học Thể Thao

Bệnh tĩnh mạch mạn tính có những triệu chứng gì?

Những gì người bệnh cảm thấy một cách chủ quan, chúng tôi gọi đó là triệu chứng (triệu chứng cơ năng), trong khi đó những gì người bệnh và bác sĩ nhìn thấy được một cách khách quan, chúng tôi gọi đó là các dấu hiệu (triệu chứng thực thể) của bệnh. Các bệnh nhân bị bệnh tĩnh mạch mãn tính có thể phàn nàn về nhiều triệu chứng và mô tả nhiều dấu hiệu lâm sàng khác nhau. Người bệnh thường than phiền bị đau, có thể là đau nhói hoặc cảm giác bỏng rát, hoặc là cảm giác bị chuột rút (vọp bẻ). Triệu chứng chuột rút thường xảy ra vào ban đêm. Các triệu chứng cũng thường gặp khác bao gồm cảm giác nặng và mỏi chân, sưng chân, đặc biệt là vào buổi tối, cảm giác ngứa da, dị cảm, tê bì. Tất cả các triệu chứng trở nên nặng hơn khi người bệnh đứng lâu, ngồi lâu. Các dấu hiệu lâm sàng khi thăm khám chân bao gồm giãn các tĩnh mạch nhỏ (hình A) cho đến các tĩnh mạch nông giãn lớn, ngoằn ngoèo (varicose veins), đôi khi giãn nhiều đến mức mà cả người bệnh và bác sĩ cảm thấy ấn tượng sâu sắc về nó (hình B và C), một số người mô tả có cảm giác ám ảnh khi nhìn thấy chúng. Ngoài ra, dấu hiệu sưng phù ở phần thấp của chân, đặc biệt là bàn chân và mắc cá cũng là các dấu hiệu điển hình của bệnh (hình D). Trong các giai đoạn bệnh tiến triển nặng hơn, có thể xuất hiện các biến đổi trên da, thay đổi từ việc xuất hiện các đốm sắc tố màu nâu (hình E) hoặc teo trắng da (hình F), cuối cùng đó là loét da đã lành (hình G) hoặc loét da đang diễn tiến (hình H).

Với các triệu chứng và dấu hiệu được mô tả ở trên, bệnh tĩnh mạch mãn tính có ảnh hưởng rất tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

HỎI ĐÁP BỆNH LÝ SUY TĨNH MẠCH CHÂN MẠN TÍNH - Hội Y Học Thể Thao
HỎI ĐÁP BỆNH LÝ SUY TĨNH MẠCH CHÂN MẠN TÍNH - Hội Y Học Thể Thao

Bệnh tĩnh mạch mạn tính có các biến chứng cấp tính nào không?

Các biến chứng cấp tính có thể bao gồm hình thành cục máu đông bên trong các tĩnh mạch nông bị giãn, được gọi là huyết khối tĩnh mạch nông. Các cục máu đông cũng có thể hình thành bên trong các tĩnh mạch sâu, gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu, các cục huyết khối này có thể bị vỡ và trôi theo dòng máu đi đến phổi, gây thuyên tắc phổi, tuy nhiên hiếm gặp. Đôi khi, tĩnh mạch nông bị giãn có thể dẫn đến chảy máu ra bên ngoài, đặc biệt là ở những người có lớp da rất mỏng.

Bệnh tĩnh mạch mạn tính được chẩn đoán như thế nào?

Khi người bệnh có các triệu chứng và/hoặc dấu hiệu đã được đề cập ở trên, việc đầu tiên cần làm đó là đến gặp các chuyên gia về bệnh mạch máu để được thăm khám kỹ hơn và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Khi đó, có thể cần phải làm thêm một số xét nghiệm khác để khảo sát chính xác các tĩnh mạch bị suy hoặc bị tắc hoặc cả hai, điều này chủ yếu được thực hiện bằng siêu âm Doppler tĩnh mạch, đôi khi cần phải sử dụng một số phương tiện khác chuyên biệt hơn.

Nguyên lý của việc điều trị bệnh tĩnh mạch mạn tính là gì?

Thứ nhất, cần biết rằng không phải bệnh nhân nào cũng cần phải can thiệp điều trị bệnh tĩnh mạch mạn tính. Theo dõi, giáo dục sức khỏe và các phương pháp điều trị bảo tồn đơn giản khác được áp dụng một cách rất thường xuyên. Hơn nữa, cần phải hiểu rõ ràng rằng điều trị cho bệnh tĩnh mạch nông và sâu là rất khác nhau. Chúng ta có thể loại bỏ các tĩnh mạch nông mà không gây ra bất kỳ tác hại nào, trong khi các tĩnh mạch sâu thì không thể bị loại bỏ hoặc phá hủy, vì chúng có chức năng rất quan trọng đó là dẫn máu từ chân trở về tim.

Có những phương pháp điều trị bảo tồn não hiện có trong điều trị bệnh tĩnh mạch mạn tính?

Các biện pháp bảo tồn bao gồm tập thể dục, giảm cân, vật lý trị liệu, kê cao chân khi nghỉ ngơi, dùng thuốc nhằm mục đích cải thiện chức năng của các tĩnh mạch và điều trị đè ép từ bên ngoài. Phương pháp đè ép từ bên ngoài vào thì có nhiều loại, vớ hoặc băng quấn đàn hồi là hai loại được sử dụng nhiều nhất. Băng quấn áp lực gây đè ép lên các tĩnh mạch bị giãn và làm giảm tình trạng ứ đọng máu ở chân. Hơn nữa, chúng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng phù chân. Kết quả cuối cùng là chúng giúp cải thiện các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Điều quan trọng là người bệnh phải tuân thủ điều trị, mang vớ tĩnh mạch hầu hết tất cả các thời gian trong ngày để có được hiệu quả điều trị tốt nhất. Các loại vớ áp lực (vớ tĩnh mạch) thì thường gây khó khăn cho người bệnh trong việc mang và tháo ra, nhưng sẽ có các công cụ cụ thể để trợ giúp cho người bệnh.

Tôi có thể được điều trị cho tình trạng tĩnh mạch nông dãn (varicose veins) và bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch nông như thế nào?

Trong nhiều năm, phẫu thuật cắt bỏ (stripping) các tĩnh mạch nông bị tổn thương là phương pháp cổ điển để điều trị chứng giãn tĩnh mạch tĩnh mạch và các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, trong 20 năm qua, các phương pháp thay thế mới hơn đã được phát triển, đó là phương pháp can thiệp nội tĩnh mạch. Những tiến bộ này đã được được hỗ trợ bởi sự phổ biến rộng rãi của siêu âm, không chỉ được sử dụng để chẩn đoán mà còn để hướng dẫn điều trị các bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch nông.

Các phương pháp điều trị nhiệt nội tĩnh mạch phổ biến nhất sử dụng tia laser  hoặc đốt tĩnh mạch bằng sóng cao tần. Chúng tôi dùng một loại dây đặc biệt đưa vào bên trong lòng các tĩnh mạch bị tổn thương, sau đó là tiêm thuốc gây tê tại chỗ, sau đó sợi dây bên trong lòng tĩnh mạch sẽ phát ra nhiệt năng để làm xơ hóa thành của tĩnh mạch và cuối cùng là làm tắc các tĩnh mạch bị tổn thương. Can thiệp này không yêu cầu một phòng mổ lớn và có thể dễ dàng thực hiện ở cơ sở ngoại trú. Phần lớn bệnh nhân hồi phục mà không có vấn đề gì và có thể nhanh chóng tiếp tục các hoạt động bình thường của họ.

Trong những năm gần đây, nhiều phươn pháp mới làm tắc tĩnh mạch hiển đã được phát triển. Những kỹ thuật này không sử dụng nhiệt và do đó không cần tiêm thuốc tê tại chỗ. Thay vì nhiệt, các tác động cơ học hóa học lên thành tĩnh mạch sẽ làm tắc tĩnh mạch, hoặc tĩnh mạch được làm tắc bằng keo phẫu thuật.

HỎI ĐÁP BỆNH LÝ SUY TĨNH MẠCH CHÂN MẠN TÍNH - Hội Y Học Thể Thao

Các tĩnh mạch nhỏ nhìn thấy ngay dưới da có thể xử trí bằng cách tiêm chất hóa học để làm tắc chúng. Theo thời gian, chúng sẽ xuất hiện ít hơn hoặc thậm chí biến mất hoàn toàn. Ngoài ra, các tĩnh mạch rất nhỏ có thể được điều trị bằng chiếu laser cục bộ lên bề mặt da, tác động vào bên trong các tĩnh mạch nhỏ này, để loại bỏ chúng.

Xem bài viết chuyên sâu hơn về bệnh lý này tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *