TỔ SƯ CHOJI SUZUKI
Karate là môn võ có nguồn gốc từ phương Đông và được phát triển để sử dụng trong chiến đấu Karate” có nguồn gốc từ Nhật Bản, có nghĩa là “tay không” với hàm ý là “không gây nguy hại cho ai”. Ngày nay, Karate cũng nghĩa là giao đấu mà không cần dùng vũ khí. Chân, tay, ngón tay, đầu gối và cùi chỏ – tất cả đều được sử dụng như những công cụ tự nhiên để tấn công và tự vệ. Chính vì vậy, Karate là một trong những môn võ được ưa chuộng nhất trên thế giới.
Karate là một trong những môn võ tinh tế nhất, được thể hiện bởi sự biến hóa, sự tự chủ và sáng tạo thực hiện các động tác kỹ thuật, sự nhanh nhẹn và sức bền của cơ thể.
Karate cung cấp điều gì?
Karate không chỉ là một hình thức tự vệ tuyệt vời, nó còn đem đến cho người tập một cơ hội đế tăng cường sức khỏe, một cách thức để giữ cân bằng trong cuộc sống – đó là một thể thống nhất giữa thể xác, tinh thần và tâm hồn. Với vai trò vừa là một môn thể thao vừa là một môn võ thuật, nó còn đề cao tính kỷ luật, và là một con đường để nâng cao năng lực tập trung và sự nhận thức. Giống như thao – võ thuật khác, luyện tập karate một cách đúng đắn sẽ mang đến cho bạn đức tính kỷ luật, sự khiêm tốn, sự tôn trọng lẫn nhau, sự chân thành và tinh thần chủ động. Tất cả những giá trị đó, cùng với sự chính trực, sự tự chủ tạo nên một châm ngôn sống tốt – đó cũng chính là tinh thần karate.
Nhiều bậc phụ huynh khuyến khích con cái của họ tham gia luyện tập một môn thể thao nào đó nhằm giải trí và rèn luyện sức khỏe. Chính vì vậy họ đã chọn tập luyện karate và qua đó nhận ra được tiềm năng của môn thể thao này trong việc rèn luyện tính cách và xây dựng niềm tin. Karate cũng giúp tạo ra vóc dáng cơ thể: làm cho cơ bắp rắn chắc gia tăng sự mềm dẻo, linh hoạt, tăng cường khả năng chịu đựng phát triển toàn diện cơ thể về mặt thể chất.
Một sổ người tập luyện Karate vì họ nhận ra việc nắm vững và làm chủ các động tác kỹ thuật là một sự thử thách năng lực mang đầv tính sáng tạo. Họ nhận thấy những yêu cầu trong quá trình tập luyện karate như một triết lý cơ bản làm tăng thêm ý nghĩa trong cuộc sống cùa họ. Karate làm cho người ta có cơ hội nhìn nhận lại về lòng tin, quan điểm và cách ứng xử của chính bản thân mình.
Karate thích hợp cho cả nam lẫn nữ ở mọi lứa tuổi (từ 5 tuổi trở lên) và ngày càng trở nên phổ biến trong cả 2 vai trò – là một môn thể thao vừa mang tính thi đấu, vừa mang tinh giải trí. Trong thực tế, sức hấp dẫn của nó nằm ở chỗ là người tham gia vừa có cơ hội thưởng thức và thực hiện những hoạt động phù hợp với cá nhân, vừa có cơ hội để tham gia thi đấu.
Sơ lược về lịch sử phát triển của karate
Cảnh tập luyện môn sinh Hệ phái Suzucho Karatedo
Xem thêm: Tiểu sử Tổ sư Choji Suzuki và Chưởng môn đời thứ II Tokuo Suzuki Hệ phái Suzucho Karate-do
Karate có từ hơn 1000 năm trước và có lẽ bắt nguồn từ võ thuật Trung Hoa. Đánh nhau kiểu Trung Quốc (kempo) đã du nhập vào Okinawa – một quần đảo nằm dưới sự cai trị của triều đại phong kiến Trung Hoa, tọa lạc ở vùng biển phía Đông Trung Quốc; giữa Nhật Bản và Đài Loan. Khoảng năm 1470 (và một lần nữa vào năm 1609), khi vũ khí bị cấm sử dụng tại Okinawa thì tự vệ bằng “tay không” đã trở thành một cách thức đối kháng được chấp nhận.
Đại võ sư Funakoshi Gichin
Gichin Funakoshi, một võ sư chuyên nghiệp, là một môn đồ của môn võ Okinawa Karate do hai vị võ sư Yasutsune Itosu và Yasutsune Azato truyền dạy.
Năm 1922, Gichin Funakoshi được Bộ giáo dục Nhật Bản mời đến Tokyo để thuyết trình và biểu diễn Karate. Sự đón chào nồng nhiệt của người Nhật Bản đã khiến ông lưu lại đây và dạy karate ở một số trường đại học. Hai năm sau, Đại học Keio chính thức thành lập võ đường Karate đầu tiên.
Gichin Funakoshi sinh ra vào năm 1868 tại Shuri thuộc quần đảo Okinawa trong một gia đình có dòng dõi hoàng tộc, và mất năm 1957, sau khi đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển của karate.
Tìm hiểu triết lý của Karate
Hầu hết những người luyện tập karate đều có chung quan điểm là nếu những người tập luyện karate (karateka) có thể hiểu được và tôn trọng hoàn toàn triết lý của karate bao gồm nghi thức, sự nỗ lực, sự thành thật, sự tự chủ, sự kiên nhẫn và tính cách thì mới hiểu được tại sao người ta dành cả đời mình tuân theo những nguyên tắc đó. Nếu môn quy của võ đường (dojo) yêu cầu võ sinh tập luyện phải giữ gìn sức khỏe, sống lành mạnh, kiêng hút thuốc, uống rượu, sống khiêm tốn và duy trì tính kỷ luật cao thì chắc hẳn những quy tắc này sẽ trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của họ.
Khi duy trì được một trạng thái tâm lý tích cực trong quá trình tập luyện, bạn sẽ dễ dàng đạt được sự tiến bộ. Một trong những thái độ tích cực là ngày càng tin tưởng vào khả năng của bản thân, và có thể dễ dàng tìm ra cách giải quyết cũng như sự thích nghi trong bất kỳ tình huống nào, dù trên sàn đấu hay trong cuộc sống.
Cần phải nhận thức được rằng thái độ và trạng thái tinh thần sẽ quyết định kết quả trên mọi “chiến trường”.
Những nguyên tắc về tính kiên trì
Một người tập luyện Karate được huấn luyện tốt sẽ có nội tâm sâu sắc và sự cân bằng, có được tấm lòng nhân ái và bao dung. Những người tập luyện Karate một cách kiên trì sẽ có những hành động thích hợp khi gặp bất kỳ tình huống nào và luôn kèm theo những cử chỉ lịch sự, nhã nhặn. Sự tận tâm và trung thành, sự chân thật và thành thực là nền tảng của karate. Thử thách lớn nhất cho cá nhân mỗi người là phải giữ được sự tự chủ khi đối diện với bất cứ vấn đề gì.
Những hệ phái Karate
Khi Funakoshi được công nhận là cha đẻ của Karate hiện đại, các võ đường khác phát triển và gửi giáo viên đến Nhật Bản để thọ giáo ông. Và kết quà là Karate dần trở thành một phân của nền văn hóa Nhật Bản, được phát triển thành nhiều hệ phái riêng (Ryu).
Xem thêm: Funakoshi Gichin: Người đặt nền móng cho Karate hiện đại
Từ những hệ phái Karate ban đầu của Nhật Bản, Karate được phát triển thành nhiều trường phái khác nhau ở nhiều nước và có tác động đến giới thế thao trên toàn thế giới. Isshin- Ryu được sáng lập bởi Ticky Donovan – một nhà vô địch karate người Anh đựa trên nền tảng kiến thức được tích lũy qua quá trình tập luyện ở các hệ phái Shotokan, Wado-Ryu, và Kyokushin-kai. Uechi-Ryu là tên Okinawa của hệ phái Pan Gai Noon Trung Hoa do Kanbun Uechi sang lập, được biết đến nhờ điều kiện tập luyện khắc nghiệt và có thế mạnh là các cú đá mũi chân nhắm vào mục tiêu ở vùng trung tâm.
Tóm lại, có rất nhiều trường phái Karate khác nhau được bắt nguồn từ 4 hệ phái Karate Nhật Bản chính gốc như sau:
Shotokan
Shoto là bút danh của võ sư Gichin Funakoshi, và thuật ngữ Shơtokan có nghĩa là “Nhà của Shoto”. Hệ phái này chú trọng vào luyện tập các bài quyền (kata) sử dụng các thế tấn tháp, mạnh mẽ, bảo đảm một nền tảng vững chắc cho các kỹ thuật cơ bản. Hệ phái này thích hợp cho thi đấu cũng như tự vệ, giúp phát triển một tinh thần mạnh mẽ và kiên định.
Năm 1957, võ sư Masatoshi Nakayama – một trong những học trò ưu tú cùa võ sư Gichin Funakoshi – thành lập Hiệp hôi Karate Nhật Bản (JKA) dựa trên nền tảng hệ phái Shotokan. JKA hiện tiếp tục phát triển Karate trên khắp thế giới và được coi như một tổ chức phát triển karate với tư cách là một môn thể thao.
Goju-Ryu
Goju-Ryu có nghĩa là hệ phái “cương – nhu”, là một hệ phái kết hợp giữa các đòn thế “nhu” của Trung Hoa và “cương\” của Okinawa. Võ Đương dạy Goju-Ryu được thành lập bởi võ sư Chojun Miyagi (1888 – 1953). Về quyền Goju-Ryu làm nổi bật những động tác nhanh – chậm, chắc chắn – nới lỏng kết hợp việc điều tiết hít thở bụng, và giúp cho những người có vóc dáng nhỏ có được những đòn thế chặt chẽ.
Wado-Ryu
Wado-Ryu cà nghĩa ]à “con đường của sự diều hòa”, do Hironori OtsYka – một đệ tử khác của võ sư Funakoshi – thành lập năm 1939. Hệ phái này sử dụng các kỹ thuật mang tính mềm dẻo (sử dụng các động tác vặn bẻ, chụp), lấy tốc độ của đòn đánh làm thế mạnh.
Wado-Ryu được Otsuka phát triển theo chiều hưởng rèn luyện những kỹ năng giao đấu theo từng đôi. Các thế tấn ở đây cao hơn so với các thế tấn của Shotokan, nhưng thấp hơn các thế tấn dùng trong hệ phái Shukokai.
Shito-Ryu
Năm 1928 Kenwa Mabuni thành lập hệ phái Shito-Ryu (bắt nguồn từ Hanko-Ryu do Mabuni sáng lập). Mặc dù rất được ưa chuộng ở Nhật Bản, nhưng hệ phái này không được phổ biến rộng rãi ra ngoài.
Một nhánh khác của hệ phái Shito-Ryu là Shukokai (có nghĩa là “Con đường cho tất cả”) được Chojiro Tani – một trong những võ sinh đầu tiên luyện tập Shito-Ryu dưới sự hướng dẫn của võ sư Kenwa Mabuni – sáng lập năm 1950. Sau đó Shigeru Kimura – một võ sư cao cấp đã phát triển hệ phái này vào phương Tây.
Đây là một hệ phái chú trọng các động tác nhanh nhẹn, sử dụng các thế tấn cao và ngắn, được sáng tạo cho việc sử dụng các động tác một cách tự nhiên và có tính cơ động cao hơn là dùng sức mạnh.
Tôn trọng tất cả các hệ phái
Các nguyên tắc nội tại của võ thuật đều có tính chất hoàn cầu. Mặc dù có nhiều hệ phái karate khác nhau, nhưng tất cả đều có đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của nền võ thuật thế giới. Vì vậy không có một hệ phái nào được coi trọng đặc biệt hơn hệ phái nào, điều quan trọng là những người tập luyện Karate lựa chọn hệ phái nào đó và kiên trì tập luyện để đạt được sự tiến bộ cho bản thân. Có nhiều con được võ học khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng về thể chất và tinh thần là như nhau.
Thử thách
Những người mới tập võ đều có chung một khát vọng là đạt tới đẳng cấp nhất đẳng (được mang đai đen, đây là cấp tương trưng cho quyền lực và sức mạnh). Với người tập Karate, dược mang đai đen còn có ý nghĩa là sự công nhận và tưởng thưởng về thành tựu võ học mà cá nhân đó đạt được đối với bản thân và cộng đồng.
Cô gái Karate với côn nhị khúc – nunchaku
Xem thêm: Các bài tập huấn luyện thể lực chung khi dạy võ Karate-do
Môn sinh Nguyễn Thị Phương đứng thứ 7 tại giải Karate trẻ thế giới