Tổ mẫu Reiko Suzuki có tên Việt là Nguyễn Thị Minh Lệ. Cô sinh ngày 15.01,1920 và lớn lên ở Tam Quan, Bình Định, trong một gia đình khá giả. Những bức ảnh còn lưu giữ lại cho thấy thời con gái cô rất xinh đẹp và thật “văn minh”. Được hấp thụ nền giáo dục Pháp, cô vẫn giữ nền nếp truyền thống của phụ nữ Á Đông. Tổ mẫu Reiko Suzuki có tên Việt là Nguyễn Thị Minh Lệ. Cô sinh ngày 15.01,1920 và lớn lên ở Tam Quan, Bình Định, trong một gia đình khá giả. Những bức ảnh còn lưu giữ lại cho thấy thời con gái cô rất xinh đẹp và thật “văn minh”. Được hấp thụ nền giáo dục Pháp, cô vẫn giữ nền nếp truyền thống của phụ nữ Á Đông. Cô học một khóa cấp tốc đào tạo y tá, sau đó tham gia phong trào Việt Minh tại địa phương, trong đội ngũ cứu thương.
Chiến trường tại quân khu 5 ngày càng khốc liệt. Biết bao thương binh đã được bàn tay cô chăm sóc, cứu chữa. Cho đến một ngày toán tải thương cáng về một thương binh hết sức đặc biệt. Cô nghe phong phanh rằng đây là một sĩ quan Nhật không chịu đầu hàng Pháp, chạy sang hàng ngũ Việt Minh. Anh ta đang chỉ huy một công binh xưởng sản xuất y cụ phục vụ chiến trường.
Được sự chăm sóc tận tình, một thời gian sau anh thương binh nhanh chóng hồi phục. Rồi như một duyên số, chẳng mấy chốc đôi trai tài, gái sắc đến với nhau . Mối tình nở hoa bằng một đám cưới hết sức đơn sơ mà trang trọng giữa những tháng ngày khói lửa. Người chiến binh ấy có tên là Choji Suzuki, lấy tên Việt là Phan Văn Phúc, sau này trở thành tổ sư hệ phái {tip Tooltip Title::Suzucho Karatedo}Suzucho Karatedo{/tip}.
Kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, thầy và cô về xứ Huế lập nghiệp. Đó là những tháng ngày lận đận, thầy và cô cư ngụ tại ngôi nhà số 8 Võ Tánh Huế. Nơi đây thầy bắt đầu dạy võ và thu nhận lớp học trò đầu tiên. Do chính quyền thời ấy cấm đoán nên lớp võ không được dạy công khai. Mãi đến cuối năm 1963, khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, thầy mới chính thức thành lập võ đường lấy tên Suzuki Dojo Noen.
Là một người vợ đảm đang, cô giúp thầy quán xuyến toàn bộ mọi hoạt động của võ đường. Từ việc tổ chức may võ phục, theo dõi giờ giấc luyện tập, quản lý sổ sách ghi tên từng học viên nhập môn cùng ngày tháng cấp đai (đến ngày nay vẫn còn lưu giữ). Cô chăm sóc từng miếng ăn, từng giấc ngủ của thầy. Sau này khi thầy chuyển vào làm việc tại Đà Nẵng, việc điều hành võ đường đều do bàn tay cô sắp xếp. Vai trò “nội tướng” của cô đã đóng góp rất lớn trong cuộc đời võ nghiệp của thầy Choji Suzuki.
Thầy rất nghiêm nên võ sinh ai cũng nể và sợ. Với cô thì hiền từ, gần gũi, như hiểu thấu cảnh ngộ từng người. Rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng rất đam mê học võ, Cô đã cho được ở trong nhà và có những người cô còn tạo cho việc làm như Anh Đạt may võ phục…….
Sau này khi gia đình Thầy cô hồi hương về Nhật, Trong những năm tháng thông tin liên lạc còn khó khăn, cô vẫn thường xuyên viết thư thăm hỏi, động viên từng người, như nhen nhóm ngọn lửa karate trong con tim từng môn đồ. Khi thầy tạ thế, cô đã chủ trì làm lễ đăng quang kế vị chưởng môn đời thứ 2 cho trưởng nam Tokuo Suzuki. Mặc dù tuổi cao sức yếu, cô cũng đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho hệ phái ngày càng lớn mạnh cũng như luôn dặn dò môn sinh hãy đặt tinh thần đoàn kết lên hàng đấu, phải biết thương yêu nhau như anh em một nhà.
Giờ này Tổ mẫu không còn nữa, Tổ mẫu đã mất trên đường bay đi thăm một người thân vào lúc 07g15 ngày 30.8.2013 tại Mỹ nhằm 17g15 ngày 30.8.2013 giờ Việt Nam. Tổ mẫu đã ra đi, đây là sự mất mát rất lớn cho đại gia đình và hệ phái, mặc dù không còn Tổ mẫu nữa nhưng hình ảnh tổ mẫu, những ưu ái, những quan tâm vả những lời dặn dò thường xuyên của Tổ mẫu đã khắc ghi vào lòng những Cao đồ, môn đồ và môn sinh của hệ phái.
Cuối cùng đề nghị tất cả huynh đệ và môn sinh dành 1 phút để tưởng niệm Tổ mẫu Reiko Suzuki