KHÍ CÔNG VÀ CUỘC SỐNG

Từ ngàn xưa, con người đã sớm biết tầm quan trọng của việc hô hấp, gắn liền với vấn đề giữ gìn và tăng cường sức khỏe, giúp con người có khả năng tồn tại giữa thiên nhiên bao la, khắc nghiệt… Nhiều bậc y sư, danh võ, đạo sỹ thuộc những ngành y học, võ học, và đạo học đã sáng tạo nên biết bao phương pháp, bài tập rèn luyện sự hô hấp, chỉ nhằm vào mục đích: \”Máu huyết lưu thông, tay chân linh lợi. tinh thần thảnh thơi\”. Những bài tập hô hấp đó còn được gọi một tên khác là khí công, bao hàm ý nghĩa: công phu rèn luyện hơi thở một cách tốt nhất.

Ngày nay, tiến bộ của khoa học đã cho người ta biết rằng cơ thể con người, đặc biệt là ở các cơ bắp, rất cần khí Oxy (còn gọi là dưỡng khí khi hoạt động và loại trừ khí CO2 (còn gọi là thán khí). Khí Oxy vốn có trong không khí, được con người hít vào phổi, rồi thẩm thấu, hòa tan vào máu (huyết), để được tản đi khắp cơ thể nuôi dưỡng các tế bào. Song song đó, máu cũng tải về phổi lượng khi CO2 do các tế bào tiết ra, để được thải ra ngoài, lúc con người thở ra.

Như vậy, khí và huyết là hai yếu tố gắn bó mật thiết với nhau, và theo đó, quá trình vận khí và vận huyết cũng gắn chặt với nhau. Tạo được sự lưu thông khí huyết là điều kiện cờ bản trong việc bảo vệ sức khỏe và rèn luyện thề lực con người. Các lãnh vực y học, võ học và đạo học đều có những bài tập khí công mang những sắc thái tưởng chừng như khác nhau, nhưng có thể nói chung qui lại bằng có hai cách luyện khí công chính:

1) Lúc con người vận động nhiều thi cần thờ sâu và nhanh nhằm cung cấp nhiều oxy cũng như khử nhanh khí CO2

2) Lúc con người vận động ít và không vận động thi cần thờ nhẹ, dài, sâu, rất chậm, để cho toàn thể con người yên tĩnh điều hòa. Nếu có thể, thì nhắm đôi mắt lại để tập trung tư tưởng vào nhịp thở.

Khi thực hành khí công, con người có thể ở trong tư thế nào cũng được: đừng, nằm,ngồi, hoặc kết hợp thở với động tác chân tay, thân thể như các bài tập khí công của võ thuật. Điểm quan trọng là nhịp thờ và động tác tay chân, thân thể phối hợp nhịp nhàng phủ hợp với sinh lý vận động. Quá trình rèn luyện khí công, ngoài việc tạo được sức khỏe, nâng cao thể lực, con người còn từng bước được trang bị những đức tính cần thiết cho con nhà võ, ví dụ như: lòng tự tin, tính can đảm, sự kiên nhẫn, đức vị tha…

Hiệu năng của việc rèn luyện khi không chỉ đơn giản như vừa trình bày ở phần trên. Tuy nhiên, khí công cũng không tránh khỏi những hạn chế là có khả năng gây hại cho bản thân người tập nếu mắc phải những sai phạm đi ngược lại nguyên tắc của sinh lý vận động. Trạng thái nguy hại do khí công mang lại, giới võ thuật gọi là tình trạng tẩu hỏa, nhập ma cụ thể như: rối loạn tim mạch, rối loạn tri thức, mất tri nhớ, té liệt đau thắt vùng trước ngực, thân nhiệt tăng cao, xuất tinh ngoài ý muốn, loét bao từ, bể hồng huyết cầu hàng loạt… và nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến chết người ! Một cao thủ trong làng võ ở Sài Gòn trước đây là Thích Phước Điện đã từng bị \”tẩu hỏa nhập ma\” khi tập sai một động tác Dịch Cân Kinh (loại khi công thượng thừa của võ phái Thiếu Lâm) là: ngay trong thức thứ 1 đã rút tay lên quá eo lưng\”. Tình trạng tẩu hỏa nhập ma\” của mình đã được Thích Phước  Điện mô tả như sau: \”… giã từ Đông y, tôi tìm đến Tây y…. nhưng đâu vẫn còn đấy: chu kỳ nóng đến cao độ, rồi xuất tinh sau đó liên tục nóng trở lại và xuất tinh vẫn đến với tôi hàng tuần… Tôi ốm yếu quá mặt mày vàng vọt xanh xao, sụt đến 12 kg. Người tôi đôi khi đi không vững. Tôi chán cho chính tôi! Tôi biết bệnh của tôi chỉ có người rành về tu luyện, phải giỏi nội công, khí công hoặc có thừa kinh nghiệm võ công may ra mới cứu tôi ra khỏi đoạn trường Dịch Cân Kinh này mà thôi! Cuối cùng, nhờ những tài liệu : Dịch Cân Kinh (bản ở Nhật), sách thuốc trị các bệnh do huyết mạch, khí công tàn phá, Huyền nghĩa Dịch Cân Kinh (bản ờ Anh). Khí công y dược trị liệu toàn thư của bằng hữu gởi về từ Nhật Bản. Anh quốc. Macao Thích Phước Điện mới tìm được phương cách điều tri bệnh tẩu hoả,nhập ma\” của mình, phục hồi công lực.

Rõ ràng, khí công là một mòn công phu khi rèn luyện sẽ có thể đạt được hoặc là những kết quả phi thường, dẫn đến \”nội công được hàm dưỡng để thân tâm siêu phàm, nhập thánh\”, hoặc là chuốc lấy những tổn thất không lường trước được, như \”bị tấu hỏa nhập ma, thân bại danh liệt. Hai đích đến đó chỉ cách nhau một đường tơ kẻ tóc !

Nguyên nhân dẫn đến những tổn thất được tổng kết lại gồm: không thầy giỏi tận tình hướng dẫn; người tập khí công thiếu kinh nghiệm, chưa qua thời kỳ tập khí công cơ bản, chưa năm vững tâm pháp, không nghiên cứu kỹ các hệ thống kinh mạch mà luồng khí sẽ chạy qua, chưa đả thông các huyết mạch tự nó bế tắc từ thuở sơ sinh của kiếp người. chưa vận được khí và điều khiển được âm dương nhị khí… Ngoài ra, cũng có thể kể thêm một nguyên nhân nữa là các sách viết về khí công có trên thị trường chỉ trình bày một cách tổng quát về chiêu thức mà không giải thích tường tận các bí quyết uyên thâm: do đó, nếu luyện theo sách mà không có thầy hướng dẫn thì rất khó thành công, cũng dễ bị sai lạc, loạn khi dẫn đến tình trạng tẩu hỏa nhập ma\” vô cùng nguy hại!

Để có thể luyện thành công môn khí công, cách tốt nhất là phải nhờ một người thầy am tường về lĩnh vực này trực tiếp hướng dẫn, mới mong tránh được những tai biến thất thường.

Nguồn: vothuat.net.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!