suzucho karatedo dien bien 2

Theo nghiên cứu: Dạy trẻ học võ giúp trẻ giảm tính bạo lực tốt nhất

Học võ giúp trẻ giảm tính bạo lực không?

Ai cũng muốn dẹp bỏ nạn bắt nạt ( bạo lực) trong trường học nhưng làm thế nào để thay đổi vấn đề này. Hàng loạt các giải pháp được đưa ra để hạn chế tình trạng trẻ bị bạo hành như: nhà trường tăng cường chính sách nghiêm khắc và giám sát chặt chẽ hơn, cha mẹ yên tâm hơn khi quan sát con mình qua camera… nhưng giải pháp đó chưa thực sự đem lại hiệu quả mà tạo ra sự khó chịu ở trẻ, nhà trường và bố mẹ trở nên căng thẳng hơn

Mới đây theo một nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Hồng Kông CityU, dạy trẻ tập võ là cách tốt nhất để giảm các hành vi bạo lực.

\"gia
Điểm cốt lõi trong nghiên cứu này là khái niệm “Võ đức”, vốn là một giá trị nền tảng trong võ thuật truyền thống.

Theo thông tin từ trang web của trường đại học, nghiên cứu được thực hiện trên 315 đứa trẻ, bao gồm 244 bé trai và 71 bé gái, tới từ nhiều trường học và gia cảnh khác nhau. Mục đích là nhằm đánh giá khả năng làm “giảm tính hung hăng” và “tác động của võ thuật cổ truyền đối với trẻ nhỏ”.

Kết quả cho thấy, những đứa trẻ được dạy dỗ về cả võ thuật lẫn võ đức đã giảm đáng kể các hành vi gây hấn và quậy phá như đánh nhau hay bắt nạt bạn khác. Ngoài ra, việc giáo dục này cũng nâng cao khả năng tập trung của trẻ.

\"Đại

Võ Thuật và Võ Đức

Võ thuật là nghệ thuật chiến đấu nhằm chiến thắng đối phương một cách nhanh nhất. Võ được là đạo đức con nhà võ với những đức tính cần thiết: Nhân, Nghĩa, Lễ, Chí, Tín. Con nhà võ thường đề cao tinh thần thượng võ, sống theo lẽ phải, kiên trì, chịu đựng, có lối ứng xử bao dung vị tha, sẵn sàng bỏ qua nhưng xích mích nhỏ. Thu phục lòng người bằng võ đức.

Qua nghiên cứu những đứa trẻ đã hoàn thành các phiếu khảo sát để đánh giá mức độ bạo lực hiện có của mình. Sau đó, chúng được chia thành 4 nhóm khác nhau: một nhóm được dạy kỹ năng võ thuật, một nhóm được dạy võ đức, một nhóm được dạy cả hai, và một nhóm không được dạy gì cả. Nhóm không được dạy gì cả sẽ được chọn là nhóm kiểm soát trong thí nghiệm.

Việc giảng dạy về “Võ đức” được thực hiện bằng cách cho những đứa trẻ xem các bộ phim võ thuật như Hoắc Nguyên Giáp, Diệp Vấn 2, và Tuyệt đỉnh Công phu. Các giảng viên cũng hướng dẫn các em thảo luận nhóm và đóng vai vào các tình huống xung đột trong xã hội. Nhờ vậy, những đứa trẻ hiểu được khía cạnh đạo đức được thể hiện bởi các nhân vật trong phim. Các em cũng học thuộc lòng những câu nói như: “Người không biết đánh nhau cuối cùng sẽ đánh nhau, người biết võ sẽ không đánh người khác”.

Tất cả các nhóm, bao gồm cả nhóm kiểm soát của thí nghiệm, đều cho thấy sự cải thiện hành vi, tuy nhiên thay đổi rõ rệt nhất diễn ra ở những đứa trẻ được học cả võ thuật và võ đức. Khi phải đối mặt với những tình huống cần tự vệ, phản ứng bạo lực của chúng giảm hơn 40%, và chúng cũng không phải là người khơi mào trong 65% các cuộc xung đột.

Trẻ em ở nhóm chỉ được dạy kỹ năng võ thuật cũng có sự cải thiện nhưng ít hơn. Còn với nhóm chỉ được dạy võ đức thì không có bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào về mặt thống kê.

\"4

4 nhóm trẻ em trước và sau trong cuộc thí nghiệm (ảnh: CityU)

Võ đức

Lee Ka-hung, một võ sư và nhà hoạt động xã hội, nói rằng các nghiên cứu trước đây chỉ giới hạn ảnh hưởng của võ thuật lên sức khỏe thể chất. Ông tin rằng nghiên cứu của CityU có thể giúp truyền bá các giá trị truyền thống, giảm tỷ lệ trẻ em hư hỏng do được bố mẹ nuông chiều. Những trẻ em này thường trở nên bướng bỉnh và ngạo mạn, có khuynh hướng sử dụng cách làm cưỡng đoạt để đạt được mục tiêu của chúng.

“Tinh hoa của võ thuật cổ truyền nằm ở giá trị đạo đức”

Theo Lí Hữu Phủ, một võ sư nổi tiếng đến từ Bắc Kinh, võ thuật truyền thống bắt nguồn từ triết lý của Đạo gia, trong khi kỹ năng võ thuật hiện đại đã bỏ qua những giá trị thiết yếu này.

\"Võ
Võ sư Lí Hữu Phủ (Ảnh: The Epoch Times)

“Nhiều người, bao gồm cả một số người mới học, xem võ thuật cổ truyền chỉ đơn thuần là một kỹ năng đối kháng trực diện”, Tiến sĩ Fung – một chuyên gia tâm lý trẻ em và điều tra viên chính trong dự án nghiên cứu của CityU nói, “nhưng tinh hoa của bộ phận văn hóa truyền thống này lại nằm ở giá trị đạo đức”.

Mẹ của cậu bé 11 tuổi Leung Ho-hei cho biết, con trai bà đã tập võ được 4 năm, và bà cảm thấy sự lôi cuốn của võ thuật chính là nằm ở võ đức. Trong quá khứ, con bà sẽ nóng giận đánh lại khi bị bắt nạt, nhưng sau khi học võ thì Leung đã nhẫn nhịn hơn rất nhiều.

Trong một trường hợp khác, truyền thống tôn sư trọng đạo cùng với võ đức đã có tác dụng lên cậu bé 9 tuổi Hong Yi-hei, người từng đối xử không tốt với em trai mình. Sau khi 2 cậu bé học võ thuật, mẹ của Yi-hei cho biết cậu bé đã biết quan tâm chăm sóc em mình tốt hơn.

Tiên sĩ Fung nói: “Rõ ràng là, chúng ta có thể ngăn ngừa những đứa trẻ có tính tình bạo lực trở thành tội phạm trong tương lai. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ có một phương pháp giảng dạy dựa trên võ thuật cổ truyền bắt nguồn từ nghiên cứu này, và nó sẽ được ứng dụng tại các trường học trong tương lai không xa”.

Vậy Học võ giúp trẻ giảm tính bạo lực không?

Vấn đề là cách giáo dục sao cho đúng, phụ thuộc vào cái tâm, nghiệp vụ sư phạm và định hướng của HLV, Võ sư ( Người Thầy). Một người thầy chỉ chăm chú vào việc dạy võ thu tiền, bất chấp tất cả, chỉ chú tâm vào việc võ sinh đến đông, làm sao thu được nhiều tiền. Chỉ cần cái chứng chỉ đai đẳng là có thể đi dạy, chỉ cần chút kiến thức chuyên môn mà bỏ qua kiến thức sống, hiểu biết tâm lý của trẻ. Thì hiệu quả sẽ đi đến đâu các bạn biết câu trả lời rồi đấy.

Với người Thầy có tâm họ sẽ trang bị cho trẻ kiến thức từ căn bản đến nâng cao về nghệ thuật chiến đấu, kích hoạt bản năng sinh tồn ( tự bảo vệ mình khi cần thiết), ngoài ra họ còn trang bị các kiến thức về dinh dưỡng thể chất, hoạt động vận động đính hướng tăng trưởng chiều cao hay rèn luyện các đức tính tốt ở trẻ. Một người thầy võ ngày xưa hội tụ 4 yếu tố: Nho – Y – Lý – Số. Ngày nay hiếm có nhiều người thầy có đủ kiến thức như vậy. Đơn giản họ chỉ cần có bằng cấp. mà bằng cấp thời nay thì rất dễ.

Những hoạt động thi đấu đối kháng cho giám sát của Thầy dạy võ sẽ nhìn thấy các đức tính hiếu thắng, máu ăn thua, hay nhút nhát sợ sệt của mỗi đứa trẻ. Từ đứa đưa ra lời răn hoặc những nhắn gửi tới phụ huynh để cùng nhau đưa ra giải pháp cho từng trẻ để đem lại thói quen tốt cho trẻ.

Vậy để trẻ thực sự hiệu quả khi học võ phụ huynh cần cân nhắc mục tiêu việc học võ là gì? đánh giá chất lượng lớp học qua quan sát Thầy dạy 1 vài lần. Xem lớp học đó chất lượng ra sao? lớp học võ hay lớp trông trẻ ngày hè.

Học võ có giảm tính bạo lực ở trẻ hay không? hoàn toàn chưa có câu trả lời chính xác vì nó phụ thuộc vào cách dạy và bản năng của trẻ và môi trương gia đình và nhà trường, nhưng khẳng định chắc chắn rằng nếu trẻ học đến nơi đến chốn và với võ sư có tâm thì tính bạo lực không còn nữa. Nên phụ huynh hoàn tâm yên tâm cho trẻ tham gia các lớp dạy võ. Và có sự theo dõi và phối hợp rõ ràng chứ không chỉ là gửi trẻ đi học cho lấp thời gian thì hậu quả khôn lường.

Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi, vui lòng để lại bình luận phía dưới hoặc đánh dấu trang để theo dõi các bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!