Thuật ngữ trong học tập và giảng dạy huấn luyện Karate áp dụng cho tất cả các nước trên thế giới

Hệ Phái Karate nào mạnh nhất?

Những nghiên cứu gần đây cho thấy Karate được phát triển trên cơ sở tổng hợp các phương thức chiến đấu của người Ryukyu với các môn võ thuật ở phía Nam Trung Quốc nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ. Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của môn võ này còn chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch cổ nào của Vương quốc Lưu Cầu xưa ghi chép về môn võ này. Người ta chỉ có thể đưa ra được những giả thiết về nguồn gốc của Karate.

  • Xuất phát từ các điệu múa vùng nông thôn Lưu Cầu, một môn võ (người Ryukyu gọi là dei và viết bằng chữ Hán 手) hình thành và phát triển thành Todei (唐手). Đây là giả thiết do Asato Anko đưa ra.
  • Do tập đoàn người Hoa từ Phúc Kiến di cư sang Okinawa và định cư tại thôn Kuninda ở Naha và truyền các môn võ thuật Trung Quốc tới đây. Vì thế mà có tên gọi là tote (唐手) với chữ to (唐 – Đường) chỉ Trung Quốc, còn te (手 – Thủ) nghĩa là \”võ\”, tức các môn võ thuật có gốc từ Trung Hoa.
  • Theo con đường thương mại tới Okinawa. Vương quốc Lưu Cầu xưa có quan hệ thương mại rộng rãi với Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Các môn võ thuật có thể từ các miền đất này theo các thuyền buôn và truyền tới Okinawa.
  • Bắt nguồn từ môn vật của Okinawa có tên là shima.
  • Karate có nhiều lưu phái. Giữa các lưu phái có sự khác nhau ít nhiều về bài quyền, phương pháp huấn luyện, quy cách thi đấu. Trước hết, Karate chia thành Karate truyền thống và Full Contact Karate.

    Karate truyền thống

    Karate truyền thống theo nghĩa hẹp gồm các lưu phái tuân theo quy tắc sundome (寸止め). Quy tắc sundome tức là chấp hành cách đánh khi thi đấu phải giữ cự ly nhất định của đòn đánh vào đối phương hoặc giữ sức mạnh đòn đánh ở mức độ nhất định. Karate truyền thống theo nghĩa rộng chỉ tất cả các lưu phái, tổ chức tham gia Liên minh Karatedo Toàn Nhật Bản (trong nước Nhật) và Liên minh Karatedo Thế giới (quốc tế).

    Karate truyền thống có một số đặc trưng sau:

    • Coi trọng lễ tiết, triết học
    • Các bài quyền (kata) theo lối cổ điển
    • Phương pháp luyện tập sử dụng nhiều phương pháp từ xưa để lại
    • Ít tổ chức thi đấu
    • Sử dụng chế độ phong đẳng cấp dựa vào số lượng bài quyền và động tác cơ bản luyện tập được. Thời gian phong đẳng cấp khác nhau giữa các lưu phái, song nhìn chung đều lâu.

    Karate truyền thống gồm các nhóm lưu phái sau:

    • Karate cổ truyền: Đây là các lưu phái karate không bị thể thao hóa hay hình thức hóa. Các lưu phái này coi trọng các kỹ thuật chiến đấu và luyện tập như nguồn gốc ở Okinawa. Đó là các hệ phái Kojou-ryū (hoặc Kogusuku-ryū theo phương ngôn Okinawa), Honbu-ryū, Shintō-ryū, v.v…
    • Karate truyền thống theo nghĩa hẹp gồm các lưu phái đi theo dòng Karate thể thao hóa nhưng áp dụng quy tắc sundome, bao gồm bốn hệ pháichính là Gōjyu-ryū, Shōtōkan-ryū, Wadō-ryū, Shitō-ryū
    • Karate Okinawa: Các lưu phái Karate có cơ sở chính ở Okinawa như Okinawa Gōjyu-ryū, Shōrin-ryū (Tiểu Lâm Lưu), Shōrin-ryū (Thiếu Lâm Lưu), Shōrinji-ryū (Thiếu Lâm Tự Lưu), Gensei-ryū, Hojo-ryū, Isshin-ryū, Makiwara, Ryu-te, Ryuei-ryū, Shuri-ryū, Shōei-ryū, v.v…

    Karate hiện đại

    Chủ yếu phục vụ cho thi đấu thể thao gồm 2 phần KATA và KUMITE Về KATA (biểu diễn quyền) trong hơn 100 hệ phái của karate thì có 8 bài quyền bắt buộc của 4 hệ phái chính được đưa vào sử dụng, đó là các hệ phái: GOJU-RYU, WADO-RYU, SHOTOKAN, SHITO-RYU. Cụ thể 8 bài quyền bắt buộc của 4 hệ phái chính như sau: Goju: (2 bài: Seipai và Saifa) Shotokan: (2 bài: Jion và Kankudai) Shito: (2 bài: Bassaidai và Seienchin) Wado: (2 bài: Seishan và Chinto)

    • Ngoài 8 bài quyền bắt buộc 4 hệ phái này còn có các bài quyền tự chọn như sau:

    GOJU-RYU có 10 bài, WADO-RYU có 10 bài,SHOTOKAN 21 bài, SHITO-RYU 43 bài.

    Full Contact Karate

    Full Contact Karate (romaji: Furu Kontakuto Karate) lại áp dụng quy tắc sử dụng đòn đánh trực tiếp vào đối phương khi thi đấu không hạn chế cường độ. Khi thi đấu có thể sử dụng hoặc không sử dụng các dụng cụ bảo vệ như mũ, áo giáp, v.v… Tuy được phân biệt với Karate truyền thống ở chỗ sử dụng quy tắc trên, song chính quy tắc đánh trực tiếp vào người đối phương không hạn chế cường độ mới là quy tắc của Karate nguyên thủy ở Okinawa. Chính vì thế, lưu phái lớn nhất trong Full Contact Karate lấy tên là Kyokushin Karate (極真カラテ hay Cực chân Karate, Karate chính cống). Full Contact Karate phổ biến ở nước ngoài nhất là Mỹ hơn là ở Nhật Bản.

    Thi nâng đẳng nâng đai trong Full Contact Karate ngoài dựa vào biểu diễn các bài kata còn dựa vào kết quả đấu kumite giữa những người cùng đăng ký thi lên đẳng.

    Các HỆ phái Full Contact Karate chủ yếu là:

    • Kyokushin Karate (bao gồm các phân phái nhỏ là Kyokushin Kaikan ở Nhật Bản, The World Oyama Karate Organization ở Mỹ, WKO Shinkyokushinkai, Seido Kaikan ở Nhật, Ashihara Kaikan với ảnh hưởng quan trọng tới huấn luyện võ thuật của quân đội và cảnh sát ở Nhật, v.v…). Ở phương Tây, Kyokushin Karate còn được gọi là Knock-down Karate. Các phái này cho đánh trực tiếp vào người đối phương khi thi đấu, nhưng không được đánh vào đầu.
    • Các lưu phái cho phép đánh cả vào đầu đối phương khi thi đấu bao gồm Shinkarate, Daido Juku Kudo, Zendokai, v.v…
    • Ngoài ra còn có một số môn phái Karate ở Mỹ trong đó Karate Chuyên nghiệp Toàn Mỹ mà thực chất là Karate kết hợp với các môn boxing, kickboxing nên có khi gọi là Karate tổng hợp.

Hệ Phái Karate nào mạnh nhất?

\"\"

Câu trả lời nằm ở hai khía cạnh của câu hỏi: Mạnh về tính chiến đấu khi đối kháng hay mạnh về độ phát triển lớn mạnh.

Nói về mạnh thì mọi sự so sánh đều khập khiễng, không có môn phái – hệ phái nào mạnh hơn môn phái – hệ phái nào mà chỉ có người luyện võ môn phái – hệ phái này mạnh hơn người luyện võ môn phái – hệ phái kia mà thôi.

Nói về sự lớn mạnh độ bao phủ toàn cầu hay sự thu hút số lượng môn sinh thì hiện tại chưa có sự thông kê chi tiết cụ thể nhưng, nói đến Karate người ta thường nhắc đến 4 hệ phái lớn như: Shotokan, Shito Ryu, Gojo Ryu, Wado Ryu..

Để tìm hiểu rõ hơn về các hệ phái karate mời các bạn tham khảo bảng so sánh tương quan giữa các hệ phái dưới đây:

Bảng biểu dưới đây so sánh tương quan giữa các hệ phái chính của môn võ Karate. Một số khác biệt được liệt kê, chẳng hạn như tính kế thừa, đặc tính chung và số lượng kata.

Bốn hệ phái karate sớm nhất được phát triển ở Nhật Bản là Shotokan, Wado-ryu, Shito-ryu và Goju-ryu. Ba hệ phái đầu được xem là có nguồn gốc từ hệ phái Shorin-Ryu ở Shuri (Okinawa), trong khi Goju-ryu lại được cho là có nguồn gốc ở Naha.

Shuri karate khá khác biệt so với Naha karate, dựa trên những ảnh hưởng của các tiền bối khác nhau. Shito-ryu có thể được coi là sự pha trộn của truyền thống Shuri và Naha vì kata của nó kết hợp cả Shuri và Naha kata.

Khi nói đến đặc tính; Shotokan chú trọng tư thế tấn dài, chắc và kỹ thuật tầm xa mạnh mẽ. Shito-ryu, mặt khác, sử dụng tư thế tấn cao hơn và nhấn mạnh tốc độ hơn là sức mạnh trong các kỹ thuật tầm trung và dài. Wado-ryu cũng sử dụng các tư thế tấn ngắn hơn, tự nhiên hơn và hệ phái đặc trưng bởi sự nhấn mạnh vào sự thay đổi cơ thể để tránh các đòn tấn công. Kyokushin, một hệ phái karate cương mãnh, chú trọng đến công phá hơn các hệ phái khác, cũng như chương trình giao đấu thực chiến như là một phần chính của rèn luyện.[3] Goju-ryu nhấn mạnh vào Sanchin kata và các bộ pháp bắt nguồn từ Sanchin, và có nhiều các kỹ thuật quăng quật cũng như cận chiến.

So sánh

Hệ phái Nguồn gốc Kế thừa từ Tính cương nhu Bộ pháp Các kata tiêu biểu Số lượng kata
Chitō-ryū Okinawa Shōrei-ryū hoặc Naha-te, Shōrin-ryū Cả hai, hơi thiên về nhu hơn cương Sải chân tự nhiên (Seisan dachi) Shi Ho Hai, Seisan, Ro Hai Sho, Niseishi, Bassai, Chinto, Sochin, Tenshin, Ro Hai Dai, Sanshiryu, Ryushan, Kusanku, Sanchin 15, chưa bao gồm kihon và Bo kihon/kata
Gōjū-ryū Okinawa Bạch Hạc quyền và Naha-te. Cả hai thấp/tự nhiên Sanchin, Tensho, Gekisai Dai/Sho, Seipai, Saifa, Suparinpei 12
Gosoku-ryū Nhật Bản Gōjū-ryū, Shotokan Nửa nhu, nửa cương Thấp (nhập môn), tự nhiên (nâng cao) Gosoku, Rikyu, Denko Getsu, Tamashi 46, gồm cả kata binh khí
Isshin-ryū Okinawa Gōjū-ryū, Shōrin-ryū, Kobudō Cả hai, chú trọng cương Tự nhiên Seisan, Naihanchi, Wansu, Passai, Chinto, Kusanku, Seiunchin, Sanchin, Sunsu 15, gồm cả kata binh khí
Kyokushin Nhật Bản Shotokan, Gōjū-ryū Cực kỳ cương mãnh Tự nhiên Taikyoku, Pinan, Kanku, Sanchin, Tensho, Garyu 23 (+ ura)
Shūkōkai Nhật Bản Gōjū-ryū & Shitō-ryū 60% cương và 40% nhu Tự nhiên Pinan, Bassai Dai, Seienchin, Saifa, Rōhai 44 +
Shindō jinen-ryū Nhật Bản và Okinawa Chủ yếu là Shuri-te giống Shitō-ryū, nhưng cũng có cả Naha-te và Tomari-te Cả hai Thấp/tự nhiên Shimpa, Taisabaki 1-3, Sunakake no Kon Hơn 60 trong cả kobudo kata
Shitō-ryū Nhật Bản và Okinawa Shuri-te và Naha-te Cả hai Thấp/tự nhiên Pinan, Bassai Dai, Seienchin, Saifa, Rōhai, Nipaipo 94
Shōrin-ryū Okinawa Shuri-te, Tomari-te, Võ thuật Trung Quốc Cả hai, chú trọng nhanh và mạnh Tự nhiên Fukyu, Pinan, Naihanchi, passai, kanku, seisan 21
Shotokan Nhật Bản Shōrin-ryū và Shōrei-ryū 70% cương và 30% nhu / nhanh Thấp (nhập môn), dài (nâng cao) 3 Taikyoku, 5 Heian, 3 Tekki, Jion, Kanku Dai, Bassai Dai, Empi, Sochin,… 26 + bổ sung
Shuri-ryū Okinawa Shuri-te, Hình Ý quyền Cả hai Thấp/tự nhiên Wunsu, O-Naihanchi, Sanchin 15
Uechi-ryū Okinawa Pangai-noon Kung Fu, Naha-te Nửa cương, nửa nhu Chủ yếu là tự nhiên Sanchin, Seisan, Sanseirui 8
Wadō-ryū Nhật Bản và Okinawa Shindō Yōshin-ryū Jujutsu, Tomari-te và Shotokan Cả hai, chủ yếu nhu Chủ yếu là tự nhiên Pinan, Kushanku, Seishan, Chintō, Naihanchi, Jion, Wanshu, Jitte và Niseishi[5] 15
Yōshūkai Nhật Bản và Okinawa Chitō-ryū 60% cương, 40% nhu Thấp (nhập môn), tự nhiên (nâng cao) Seisan, Sochin, Tenshin, Bassai 18

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *