Zempo Kaiten Ukemi là té (Ukemi) lăn tròn (Kaiten) về phía trước (trình độ cao hơn thì bay (Zempo) rồi mới lăn tròn). Zempo Kaiten Ukemi còn một kiểu gọi khác, như Hidari Mae Ukemi (té lăn tròn phía trước bên trái) và Migi Mae Ukemi (té lăn tròn phía trước bên phải).
Zempo Kaiten Ukemi có 2 cách kết thúc: cách thứ 1, té xong thì giữ nguyên người dưới đất. Cách thứ 2, té xong thì dùng đà để đứng dậy luôn, cách này được áp dụng chủ yếu trong Kata (khi làm Uke cho các đòn dạng Sutemi như Tomoe Nage, Sumi Gaeshi, Yoko Guruma, Uki Waza).Zempo Kaiten Ukemi còn một biến thể (của cách thứ 1) là té không chống tay (dân gian hơn thì gọi là té nổ), là cách tập hiệu quả để sau đó áp dụng khi té cho hầu hết các đòn có hướng đánh về phía trước (như Ippon Seoi Nage, Uchi Mata, Morote Seoi Nage…).
* Khái quát: Té bên phải thì tuỳ trình độ mà bước chân phải lên hay quì đầu gối phải xuống, sau đó đặt cạnh bàn tay phải xuống đất sao cho cánh tay thành hình cung tròn (điều này quan trọng vì muốn lăn được thì phần cánh tay phải tròn, nếu… gấp khúc thì có nguy cơ cắm vai xuống đất gây chấn thương), bàn tay trái đặt cạnh tay phải, người mới tập, để tránh nguy cơ bị… cắm đầu xuống thảm thì quay đầu nhìn sang trái (trong trường hợp té bên phải và ngược lại khi té bên trái), tiếp đó dùng chân trái đẩy mạnh làm đà để lăn qua. Chú ý là khi tiếp đất phải đập cả phần cánh tay xuôi theo chiều cơ thể và hơi nghiêng người qua một bên, tuyệt đối tránh không để đập phần lưng xuống đất. Té bên trái thì làm theo hướng ngược lại.
Bạn nào thích \”bay lượn\” một tí thì như thế này:
* Việc đầu tiên khi bắt đầu tập là tập đập tay, cho tay chân vào đúng… vị trí chiến lược
* Tiếp đến là tập té từ tư thế quìHidari Mae Ukemi
Migi Mae Ukemi
* Sau cùng là té khi đang đứng và té xong thì \”tiện thể\” theo đà bật dậy luôn (Cách té thứ 2 của Zempo Kaiten Ukemi)Hidari Mae Ukemi
Migi Mae Ukemi