Phương pháp dạy học võ Karate ở Nhật
Phương pháp dạy học võ Karate ở Nhật
Thời gian qua, các phụ huynh học viên đều biết rằng tôi đã có may mắn được đi học tập về Karate tại Tokyo trong 13 ngày. Một thời gian tuy ngắn nhưng tôi đã học hỏi được nhiều điều nên muốn chia sẻ thông tin với mọi người được biết thêm về Karate-do .
Trước hết, hầu hết các võ đường của Nhật đều mang đúng nghĩa : Karate-do tức Không Thủ Đạo . Tôi xin giải thích thêm về điều này : Karated-do theo quan điểm của các võ sư Nhật Bản đó là hoạt động rèn luyện đạo thông qua thực hành các bài tập võ thuật. Chữ đạo đúng nghĩa ở mọi góc độ từ kỹ thuật, nghi lễ, quy định và giáo điều. Còn Karate theo góc nhìn thể thao đã và đang rất phát triển trên thế giới, trở thành môn võ phổ biến nhất và đang hướng tới trở thành môn thi đấu chính thức tại Olympic 2020.
Các võ đường của Nhật được tổ chức như sau (chỉ dưới dự quan sát ngắn , hạn hẹp của cá nhân tôi)
1. Võ đường:
– Thường thì các võ đường chính của Nhật không to chỉ khoảng bằng 2/3 võ đường của Vietnhatclub, vì chi phí thuê mặt bằng ở Tokyo rất đắt giống như Hà Nội. Cũng chính vì thế nên chi phí tập luyện ở đây rất cao ( 1 tháng tập ở đây bằng 1 năm tại Vietnhatclub members )
– Các phòng tập luôn gọn gàng và sạch sẽ bởi các võ sinh luôn phải lau rọn trước vào sau mỗi buổi tập của mình, không phân biệt tuổi tác, giới tính.
– Các lớp thành viên cũng thường thuê theo giờ tại các trường học và được duy trì hoạt động giống tại võ đường chính.
– Trong võ đường luôn có Dojo Kun ( quy định võ đường ) và mọi thành viên đều phải tuân thủ tuyệt đối và thuộc lòng .
2. Thứ bậc:
– Tại Nhật thì sự phân biệt thứ bậc trong mọi nghành nghề đề được coi trọng rất cao để đảm bảo hệ thống được vận hành chính xác, ít mắc sai lầm , trách nhiệm của người đứng đầu vì vậy rất cao.
– Trong võ đường , điều này thậm chí còn cao hơn ngoài xã hội. Vì nó liên quan tới giá trị tinh thần nên mỗi người khi tham gia vào võ đường thì đều phải tuân theo tuyệt đối , khi người nước ngoài nhìn thấy sẽ cảm thấy thật sự kinh ngạc và thấy thái quá . Nhưng ở đó , họ có cái lý rất rõ ràng về sự phân biệt giữa Shihan ( Võ sư cao cấp ), Sensei ( thầy , võ sư ) , Sempai ( sư huynh ) và Kohai ( sư đệ ) . Việc tôn trọng tuyệt đối với người đứng trên mình để chứng tỏ sự tiếp nhận, cời bỏ bản thân mình để học đạo, khi đó bạn đang tôn trọng chính bản thân mình , tương lai của mình. Bạn sẽ được tôn trọng như vậy nếu bạn xứng đáng , bạn sẽ cần phải từ bỏ suy nghĩ : Bạn đang là ai trong xã hội để trở tâm hồn và tinh thần bạn được phóng khoáng nhất khi tiếp thu đạo học.
– Bạn sẽ không khó khăn gặp trường hợp các anh chị lớn tuổi lau dọn võ đường dưới sự điều hành của một người trẻ hơn, một nhà vô địch thế giới vẫn run rẩy khi bị Sempai của mình nhắc nhở, sự khúm lúm đôi khi là thái quá ( dưới con mắt của người nước ngoài thôi ) của học trò đối với thầy giáo . Nhưng tuyệt nhiên không phải vì thế mà người Nhật không tự tin với bên ngoài, họ chỉ thể hiện điều đó với người trong võ phái của mình và người liên quan tới họ mà thôi. Còn với xã hội, chỉ là sự lịch sự quảng giao bình thường.
– Cũng vì sự phân cấp rõ ràng như vậy , nó tạo nên một áp lực đa chiều , đa hướng tới những người tiếp nhận và người thể hiện . Người học trò, sư đệ luôn cố gắng thể hiện sự tôn trọng với thầy và sư huynh vì họ biết chắc là trong tương lai sư đệ , học trò của họ cũng thể hiện như vậy đối với họ. Khi đó , người thầy, sư huynh cần có trách nhiệm, cư xử để xứng đáng và duy trì cái trật tự đó . Nếu ai đó không thích và không muốn họ không cần phải giải thích và có thể từ bỏ nhưng rằng buộc về tinh thần bao giờ cũng cao nhất chứ không phải là vật chất.
3. Nghi lễ :
Người Nhật vốn đã nỗi tiếng cầu kỳ trong các nghi lễ của hộ, nhưng tôi nhận thấy cái sự cầu kỳ đó hoàn toàn có cơ sở văn hóa cao, thể hiện cao giá trị thần học giúp con người giữ được đạo học của mình.
Mọi người cần phải cúi chào khi : ra vào võ đường, khi gặp thầy, sư huynh, gặp bạn tập , khi chuẩn bị thực hành bài tập ….
Buổi tập được tiến hành như sau :
– Lớp trưởng tập chung mọi người chào hỏi mọi người , sau đó mọi người cùng làm vệ sinh sàn tập bằng cách lau nhà rất nhanh chóng .
– Mọi người quỳ xếp hàng ngay ngắn trước bàn thờ của võ đường, và sư phụ .Tất cả có 1 phút tĩnh tâm để gạt bỏ các ý niệm bên ngoài để tập trung vào tập luyện
– Tất cả cùng tiến hành quỳ chào tổ sư, sư phụ và chào nhau.
– Lớp trưởng tiến hành cho cả lớp khởi động – Bắt đầu và kết thúc việc này mọi người đều cúi chào nhau. Mọi người quay lại để chỉnh sửa trang phục chỉnh tề trước khi được sư phụ giảng dạy.
– Thầy giáo vào dạy và triển khai các bài tập. Khi đối luyện , các võ sinh lại tiến hành chào nhau , khi được sư phụ nhận xét, chỉnh sửa và giáo dục thì các võ sinh đều cúi chào và nói vâng , đã rõ , đã hiểu ạ …
– Khi kết thúc buổi tập . Cả lớp lại quỳ theo hàng để tĩnh tâm 1 phút để thư giãn và suy ngẫm . Cúi chào bàn thờ tổ sư, thầy giáo , chào nhau.
– Mọi người tự giác đi lấy rẻ lau dọn võ đường sạch sẽ sau khi tập luyện xong . Sau đó, mọi người tập trung cơ cuối lớp , lớp trưởng nói nhận xét và cảm ơn mọi người đã cùng làm , sau đó cúi chào nhau để ra về.
4. Chuyên môn :
Tại Nhật , do là quê hương của Karate nên mặt bằng trình độ đều rất tốt, chính vì vậy, các võ sư cũng không quá chú trọng vào kỹ thuật mà hướng tới sự tự giác, giáo dục sự tự trọng, và tinh thần phấn đấu của võ sinh, kiểm soát giá trị của võ đường luôn mạnh mẽ . Vì vậy, rất hiếm thấy sự nhắc nhở hay quát mắng của võ sư cho học viên ( chủ yếu là các bạn nhỏ – béo mập , cái này thì cũng giống ở Vietnhatclub ). Việc tạo dựng khí thế , trật tự khó hơn rất nhiều với việc dậy kỹ thuật . Đồng thời, do mặt bằng chuyên môn cao nên sự cạnh tranh tạo ra sự tự giác phấn đấu của võ sinh.
Kihon : Kỹ thuật căn bản được chú trọng khá nhiều và chiếm lượng thời gian lớn trong giờ tập.
Kata : Các bài quyền được ôn luyện thường xuyên và gần như không ép buộc với học viên mà yêu cầu sự tự giác học hỏi của Học viên.
Kumite : Các bài tập đối kháng đơn giản được diễn ra dựa trên trình độ để rèn luyện cho học viên.
5. Giải đấu
Với phong trào tập luyện rộng và lịch sử lâu đời nên hệ thống giải ở Nhật , các giải được tổ chức nhiều và có chất lượng tốt .
Cách thức tổ chức làm cho mọi người tham gia vào với tinh thần rất cao , các vđv luôn mong muốn được đứng lên thảm đấu.
Bài trên nói về Phương pháp dạy học võ Karate ở Nhật, hy vọng bài viết này hữu ích đến với bạn. Chúc bạn thành công!
Theo nghiadungkarate