PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP KIỆN THÂN KHÍ CÔNG NGŨ CẦM HÝ
Danh y Hoa Đà thời Đông Hán đã căn cứ theo thuật đạo dẫn cổ truyền, thổ nạp, hùng kinh, điểu thâm, nghiên cứu các đặc điểm vận động của ngũ cầm: hổ, hươu, gấu, vượn, chim, đồng thời kết hợp phủ tạng cũng như các công năng của kinh lạc và khí huyết trong cơ thể người để biên soạn ra thuật đạo dẫn khí công Ngũ cầm hý như chúng ta đã biết. Ngũ cầm hý chứa đựng các động tác thuộc y lý, có tác dụng tăng cướng sức khỏe.
Trong quá trình nghiên cứu và luyện tập Ngũ cầm hý, người tập phải nắm vững và xử lý tốt các khâu mấu chốt như : hình, thần, ý và khí.
Hình: Đây là tư thế hình thể khi luyện công. Khi bắt đầu luyện, đầu và thân phải thẳng, thu ngực lại, đồng thời buông xuôi hai vai, thần thái tự nhiên. Cách này làm cho các bộ vị cơ thể được thả lỏng, khoan thai.Khi bắt đầu tập từng hý, người tập cũng cần phải dựa theo hàm ý tên gọi của động tác mà thực hiện tạo hình động tác một cách tương ứng.Đặc biệt cần nhận biết và phân biệt rõ ràng mức độ lên xuống, cao thấp, nặng nhẹ, nhanhc hậm, hư thực của động tác, tuyệt đối không được cứng nhắc, mà phải thư thái một cách tự nhiên.
Thần: Tức là thần thái, thần vận. Gọi là “hý” nghĩa là mang ý vui đùa, nô giỡn, đây cũng chính là điểm khác biệt với các công pháp khí công khác. Chỉ cần nắm bắt được thần thái của “ngũ cầm” thì mới có thể thể hiện ra được các tư thế, động tác tượng hình của loài vật đó.Ví dụ như như hổ thì phải oai hùng, dũng mãnh, nhìn chằm chằm, hươu thì nhẹ nhàng thư triển, tự do phóng khoáng, gấu thì vững chãi bộ pháp, vượn thì nhanh nhẹn, hoạt bát, chim thì chững chạc như hạc, thanh thoát….
Ý: Đó là ý niệm, cũng là sự thay đổi của hoạt động tư duy và tâm trạng của con người. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến công năng của lục phủ ngũ tạng. Khi luyện từng hý phải từng bước lĩnh hội ý của “ngũ cầm”, bắt chước theo các động tác của chúng. Khi luyện “hổ hý” phải liên tưởng tới sự oai hùng của hổ dữ nơi rừng sâu, vươn vai duỗi chi, vồ mồi; khi luyện “lộc hý” phải liên tưởng tới hươu sao ngoài thảo nguyên, mại bộ nhẹ nhàng….
Khí: Chỉ phương pháp hít thở khi luyện công. Đối với người mới tập, trước tiên cần thuộc các động tác, hiểu hàm nghĩa của chúng, tập tư thế cho chuẩn xác. Đợi khi thả lỏng được cơ thể, tinh thần bình tĩnh thì từng bước điều chỉnh hô hấp. Sự phối hợp giữa nhịp thở và động tác cần tuân theo các quy luật sau: khởi(đưa lên) thì hít vào, lạc(hạ xuống) thì thở ra, khai(mở) thì hít vào,hợp (đóng) thì thở ra, hít trước thở sau. Hình thức hít thở chủ yếu có: hít thở tự nhiên, hít thở bằng bụng, do đó có thể tùy theo sự biến hóa của từng tư thế và yêu cầu của kình lực mà áp dụng hình thức nào cho phù hợp.
Ngoài ra trong quá trình luyện tập cũng cần phải chú ý đến một số quy tắc sau:
1) Từ nông đến sâu. Người mới học bắt buộc phải thuộc sự thay đổi và đường đi của từng động tác,nắm rõ ngọn ngành, đồng thời vừa phải bắt chước mô phỏng động tác. Sau đó khi luyện thì chú ý đến chi tiết của động tác, tập luyện phân giải hạ chi, luyện hoàn chỉnh động tác qua trục eo. Lúc này cần chú ý tiếp đến sự kết hợp của động tác và nhịp thở, ý thức và thần thái, phân giải nội hàm và ý nghĩa của động tác. Trong quá trình tập tuân thủ từ dễ đến khó, từ nông đến sâu, từ đơn giản đến phức tạp, chỉ có như thế thì mới có thể luyện tốt cơ bản công, tránh được sự sai lệch không đáng có.
2) Tùy theo thể trạng.Mỗi người tùy theo thể trạng, thể lực của mình mà có sự vận động, tập luyện sao cho phù hợp. Tốc độ từng động tác, độ cao thấp của tư thế, phạm vi động tác, thời gian luyện tập, lượng vận động có thể thay đổi tùy theo từng người. Tuy nhiên vẫn theo nguyên tắc là: tinh thần phải khoan khoái sau khi tập, tâm trạng thảnh thơi, cơ nhục cảm thấy hơi mỏi chút, nhưng không thấy mệt mỏi.
Nguồn: vothuat.net.vn